Giỏ hàng

BÉ BỊ CHÀM SỮA, MẸ NÊN LÀM GÌ?

Chàm sữa là bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm sữa ở trẻ. Mẹ nên trị kịp thời để không gây biến chứng nguy hiểm

   

Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi trẻ được 2 tháng tuổi, đây là tổn thương trên da mãn tính có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu như không chăm sóc và điều trị đúng cách. 

 

Bật mí 5 nguyên nhân chính bé bị chàm sữa  

1.Bé bị chàm sữa do di truyền

2. Do tác nhân bên ngoài môi trường sống của bé.

3. Nguyên nhân chàm sữa do bé dị ứng thức ăn

4. Bé bị căng thẳng có thể là nguyên nhân chính gây ra chàm sữa

5. Nguyên nhân bé bị chàm sữa có thể do thời tiết

 

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa?

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh rất dễ tái phát, đặc biệt khi trẻ tiếp xúc và bị dị ứng với thực phẩm hoặc thời tiết. Vì vậy khi được chẩn đoán bị chàm sữa, trẻ cần được chăm sóc và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Mục tiêu của điều trị bệnh chàm sữa chủ yếu là giảm ngứa, tránh nhiễm khuẩn, bội nhiễm trên da, bình thường hóa làn da và giúp hạn chế tái phát, cụ thể cha mẹ cần lưu ý những thông tin sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng, nguyên nhân gây bệnh.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn mua thuốc đúng.

  • Không tự ý mua thuốc bôi chữa bệnh chàm sữa cho trẻ, đặc biệt là thuốc có chứa corticoid vì có thể làm teo da, nhiễm nấm, mất sắc tố da và khiến bệnh nặng thêm, thậm chí có thể gây suy thận.

  • Không tự ý dùng các bài thuốc dân gian như đắp lá vì có thể khiến bệnh nặng thêm.

Trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa cần được chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng từ chăm sóc da cho đến chế độ dinh dưỡng như:

  • Cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất, tối thiểu là 6 tháng sau khi sinh.

  • Tránh cho trẻ ăn dặm quá sớm, độ tuổi trung bình và phù hợp để ăn dặm là khi trẻ được 6 tháng tuổi.

  • Hạn chế hoặc tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao hải sản, trứng, lạc, sữa và các chế phẩm từ sữa, ...

  • Trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa không nên tắm nhiều và tắm quá lâu, hạn chế sử dụng sữa tắm nhiều hóa chất, cho trẻ tắm với nước ấm.

  • Cho trẻ mặc áo quần với chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi, hạn chế sử dụng giặt áo quần của trẻ với hóa chất tẩy rửa, bột giặt.

  • Giữ cho làn da của trẻ luôn được sạch, khô và thoáng. Nếu trẻ bị da khô cần được giữ ẩm bằng loại kem bôi phù hợp.

  • Giữ gìn và vệ sinh môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, độ ẩm phù hợp.

Trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa thường do trẻ có cơ địa dị ứng, tiếp xúc với các chất có khả năng gây dị ứng cao như nấm mốc, khói bụi ô nhiễm, lông vật nuôi, thú cưng. 

 

Nấm mốc thường có trong khăn bé sử dụng hàng ngày, ở những loại khăn có chất lượng kém sẽ ít thấm hút, kháng khuẩn không tốt, lâu khô gây ẩm và nấm mốc trong khăn. 

 

Hot mom Hạt Mít Mít có chia sẻ khi San bị chàm sữa nhẹ, ngoài đổi sữa tắm, mẹ Mít còn đổi tất cả khăn con đang dùng sang khăn L’Ange. 

    

Khăn bông L’Ange thương hiệu đến từ Mỹ được nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng nên Hot mom an tâm dùng cho San. Trong bài chia sẻ gần đây, mẹ bỉm Hạt Mít có chia sẻ cảm nhận đầu tiên khi sử dụng khăn bông: “sờ vào khăn thì…không mềm như mình nghĩ 🥲 Vội vàng hỏi chị bạn thì hoá ra khăn của L’Ange không chứa bất kì chất hoá học nào, kể cả chất làm mềm nên lần đầu tiên sờ vào sẽ có cảm giác thô tự nhiên của sợi bông. Sau đó mình đem giặt với nước ấm và phơi khô tự nhiên thì thấy khăn thật sự mềm hẳn, kể cả loại 3 lớp, 6 lớp và 9 lớp đều siêu siêu mềm, thấm nước rất tốt. Và một điểm mà sau khi dùng khăn của L’Ange được 4 tháng mình thấy càng giặt càng mềm nhưng không hề bị xù nhé các mom 💪🏻 tính ra giá cao nhưng dùng bền lắm ạ, không phải thay mới khăn liên tục nên tính ra lại thành rẻ 😍” 

   

Ngoài ra khăn L’Ange còn có bao bì kháng khuẩn, mở ra sử dụng được ngay. Rất tiện lợi khi các mẹ mang đi sinh luôn ạ. 

 

Khăn rất quan trọng đối với làn da non nớt của trẻ, vì vậy đầu tư một chiếc khăn chất lượng cho con rất đáng đúng không ạ. 


Cũ hơn Mới hơn


>